Phạm Hoàng Thanh – Cam Ranh
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại thì khi không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại và có căn cứ cho rằng đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì người khiếu nại có thể khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người khiếu nại có thể khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Như vậy, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp mình, người khiếu nại có quyền khởi kiện ngay vụ án hành chính tại Toà án đối với quyết định, hành vi đó mà không nhất thiết phải khiếu nại với người đã ban hành hoặc có quyết định hành chính, hành vi hành chính như quy định trước đây. Đây là quy định nhằm mở rộng quyền dân chủ trong việc khiếu nại, đồng thời tạo ra nhiều cơ chế giải quyết để người dân lựa chọn.
Luật gia – Phan Gia Ngọc