Ngày 18/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (gọi tắt là Luật năm 2020) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, 51 điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung và một số từ, cụm từ được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Luật Xây dựng 2015 và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành tương đối đầy đủ, ngày càng hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư có cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng, qua đó đã huy động được một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển; đồng thời là công cụ hữu hiệu để các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước.
Qua 03 năm tổ chức thi hành Luật Ban hành văn bản 2015, hoạt động ban hành văn bản quy phạm nói chung cơ bản đã “ đi vào nề nếp”, nhận thức của các cấp, ngành về tầm quang trọng của việc ban hành văn bản quy phạm theo đúng trình tự thủ tục luật định tiếp tục được nâng cao, góp phần đưa công tác này ngày càng “đi vào cuộc sống” theo bài bản và đúng luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ấy, vẫn còn những hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Vì vậy việc ban hành dự thảo để sửa đổi, bổ sung Luật này là cần thiết. Tác giả trong phạm vi nhận thức, nêu một số các suy nghĩ góp ý sau:
Trong Nhà nước pháp quyền, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một yêu cầu cấp thiết gắn cùng trách nhiệm, nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
Search
Đang online: 5
Số lượt truy cập: 3560787